Trong thời gian cách ly xã hội, nhiều người hưởng ứng thông điệp “Ở nhà là yêu nước” nên đường phố Hà Nội không còn cảnh tắc đường thường thấy. Nhưng sau đợt nghỉ lễ và những ngày giãn cách, người dân Thủ đô lại chứng kiến cảnh đông đúc, ùn tắc nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường.
Ngột ngạt, ngán ngẩm tắc đường
Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người đã quay trở lại công ty làm việc thay vì làm việc tại nhà. Đây cũng là thời điểm hàng triệu học sinh, sinh viên trở lại trường học. Điều đó đã khiến lượng người tham gia giao thông trên các tuyến đường nội đô tăng đột biến. Tắc đường – nhiều người vẫn gọi vui là “đặc sản Hà Nội”, đã quay trở lại.
Bạn Phạm Văn Nam, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải, quay lại Hà Nội sau khi kết thúc nghỉ lễ. Nam cho biết: “Sau mấy tháng, tôi mới trở lại trường học. Ở quê một thời gian dài, lần này lên Hà Nội gặp ngay cảnh tắc đường. Nhưng đây mới vốn là cảnh đông đúc mà Hà Nội luôn có.”
Những ngày này, thời tiết đã bắt đầu oi nóng ngay từ sáng sớm, việc di chuyển của người dân Thủ đô càng thêm vất vả. Lượng phương tiện đổ ra đường tăng đột biến so với những ngày giãn cách xã hội. Điều này khiến nhiều người nhận ra rằng, những ngày hè ngột ngạt đã đến rồi, cùng với đó là nỗi lo ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông.
Hoạt động giao thông vận tải được xem là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM với mật độ giao thông cao. Tính riêng năm 2019, trên phạm vi cả nước có tới hơn 3,6 triệu ô tô đang lưu hành. Trong khi đó, lượng phương tiện giao thông vẫn không ngừng gia tăng với hơn 3,7 triệu xe mô tô, xe máy, ô tô được lắp ráp, sản xuất hoặc nhập khẩu mới. Với những số liệu thực tế đó, lượng khói khổng lồ từ số phương tiện tham gia giao thông hiện nay có thể gây hại cho sức khỏe của con người mỗi khi ra đường.
Cần thêm nhiều giải pháp
Từ đầu năm đến nay, chỉ số quan trắc không khí tại Việt Nam cho thấy rằng, chất lượng không khí ở đô thị được cải thiện rõ rệt khi cách ly xã hội, lượng phương tiện tham gia giao thông giảm rõ rệt. Điều đó một lần nữa khẳng định, để cải thiện chất lượng không khí nhất định cần cải thiện ngay vấn đề giao thông. Nhưng việc quản lý và thực thi các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông dù đã có chuyển biến nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả lớn.
Không chỉ vậy, quy chuẩn phát thải đối với các loại hình phương tiện giao thông vẫn chưa được thực thi một cách nghiêm ngặt. Cho đến nay, xe máy đã sử dụng nhiều năm vẫn được lưu hành, ô tô cũng chỉ mới áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2 trong khi ác nước phát triển đã áp dụng tiêu chuẩn Euro 5-6. Các dòng xe điện cũng chưa thật sự được sử dụng rộng rãi. Bởi vậy, khi tham gia giao thông, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ống xả của ô tô, xe máy quá cũ xả những dòng khói đen ngòm ra môi trường.
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông cần sự vào cuộc liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực. Hiện nay, người dân cũng dành nhiều sự quan tâm hơn tới chất lượng không khí cũng như thông tin về dự báo thời tiết mỗi ngày. Vì vậy, mỗi người dân cũng tự chủ động tìm những giải pháp để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Anh Nguyễn Khắc Việt (Đống Đa, Hà Nội) sử dụng xe ô tô để đi làm mỗi ngày. Ngoài việc bảo dưỡng xe thường xuyên để đảm bảo lượng phát thải của xe, anh còn chủ động tìm tòi những sản phẩm hỗ trợ việc giảm thiểu lượng khí thải.
Thanh gốm Plaumai Eco là một sản phẩm được nhiều người sử dụng cho phương tiện của mình. Đây là thanh gốm có xuất sứ tại Hàn Quốc, cơ chế của Plaumai Eco làm giảm 70% khí thải độc hại thoát ra môi trường.
Plaumai Eco là hỗn hợp của 37 khoáng chất vô cơ được nén lại ở dạng rắn. Khi được tiếp xúc với nhiên liệu, thanh gốm phát ra tia hồng ngoại xa có bước sóng hồng ngoại 7 -14um và tạo ra 6000 ion trên mỗi anion. Khi đó, sản phẩm phá vỡ liên kết của các cụm nhiên liệu và đẩy nhanh quá trình ion hóa bằng sự giải phóng và rung động, ma sát của tia hồng ngoại xa xảy ra trên bề mặt gốm, qua đó tăng hiệu quả đốt chát hoàn toàn nhiên liệu khi phun vào buồng đốt động cơ, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải độc gây ô nhiễm môi trường. Thanh gốm Plaumai Eco được đặt trực tiếp vào trong bình nhiên liệu của phương tiện, với tỷ lệ một thanh cho 5-10 lít nhiên liệu, với tuổi thọ lên tới hơn 10 năm.
Trước tình hình ô nhiễm không khí đang xảy ra tại các thành phố lớn, thanh gốm Plaumai Eco được nhiều chủ phương tiện sử dụng để góp phần giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường. Sau thời gian giãn cách xã hội, mọi người có thể cảm nhận rõ rệt chất lượng không khí thay đổi ra sao khi lượng phương tiện giao thông hoạt động trở lại. Bởi vậy, khi “tắc đường” lại tiếp diễn, chúng ta nên chung tay để hướng tới các giải pháp thiết thực để cải thiện môi trường sống của mình.
Minh Vân