Rừng Amazon – Lá phổi xanh của thế giới vẫn tiếp tục cháy lớn

     ( Những đám cháy đang càn quét cánh rừng )

Lá phổi xanh cung cấp 20% lượng Oxi cho thế giới vẫn đang tiếp tục cháy lớn.

Đã hơn 3 tuần kể từ ngày xuất hiện ngọn lửa đầu tiên, rừng mưa nhiệt đới Amazon vẫn tiếp tục cháy nghiêm trọng tới mức khói nhuộm đen bầu trời thành phố Sao Paulo cách đó hơn 2.700 km. Các nhà khoa học cho biết cháy rừng ở Amazon đang thải một lượng khí carbon khổng lồ vào bầu khí quyển.

Rừng mưa Amazon hay rừng nhiệt đới Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này bao gồm một diện tích 7 triệu km² trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km². Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp.

     (Cảnh hoang tàn sau đám cháy)

Cháy rừng đang hoành hành với tốc độ kỷ lục ở rừng mưa Amazon tại Brazil. Các nhà khoa học cảnh báo thảm họa có thể tác động tiêu cực tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.Tổng cộng 72.843 đám cháy xảy ra ở Brazil trong năm nay, hơn một nửa trong số đó nằm ở vùng Amazon, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rừng Amazon cung cấp 20% lượng oxy cho khí quyển Trái Đất. Vùng rừng này đóng vai trò quan trọng giúp làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu, là ngôi nhà của vô số loài động, thực vật. Với diện tích bằng một nửa nước Mỹ, đây là rừng mưa lớn nhất hành tinh.

 (Những con vật bị chết cháy hoặc mất nơi ở)

Theo như tính toán, diện tích rừng mưa Amazon bị phá hủy mỗi phút lớn hơn 1,5 sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, đám cháy diễn ra đã cướp đi sinh mạng và nơi ở của vô số loài động, thực vật quý hiếm. Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.